English Vietnamese
Trang chủ / Lĩnh vực hoạt động / Mô hình can thiệp / MH thành phố không khói thuốc /

MÔ HÌNH THÀNH PHỐ DU LỊCH KHÔNG KHÓI THUỐC

 

Giới thiệu chung về bối cảnh và ý tưởng

Dựa trên cơ sở tiếp nối dự án thực hiện trên 6 tỉnh, tại Khánh Hòa và Huế đã có Ban chỉ đạo PCTHTL, đội ngũ thanh tra và cam kết thực thi. Đây là cơ sở thuận lợi tiền đề cho việc xây dựng mô hình thành phố du lịch KKT.

Nha Trang và Huế là hai thành phố du lịch nổi tiếng ở Việt Nam. Huế là di sản thế giới, tại đây cũng triển khai chương trình thành phố thế mạnh của Tổ chức Y tế Thế giới. Nha Trang là điểm đến ưa thích của rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Việc triển khai mô hình thành phố du lịch sẽ có tác động lớn trong việc vận động chính sách, tác động đến khu vực dịch vụ giải trí là nhà hàng, khách sạn, là các khu vực có tỷ lệ vi phạm cao. Nếu thành công sẽ tạo hiệu ứng tốt trong việc thực thi Luật PCTHTL.

Các bước triển khai

  1. Chọn đối tác chiến lược: Hội YTCC Việt Nam sau khi đạt được thỏa thuận với nhà tài trợ. Sẽ tiến hành làm việc với các đối tác tại địa phương can thiệp để lựa chọn đúng đối tác. Đối tác địa phương phải có tầm ảnh hưởng, có nguồn nhân lực hỗ trợ mạnh mẽ, hiểu rõ vấn đề cũng như cam kết thực hiện tại địa phương.
  2. Thành lập ban chỉ đạo PCTHTL: Sau khi lựa chọn đối tác, Hội YTCC sẽ hỗ trợ đối tác địa phương trong việc vận động chính quyền và lãnh đạo địa phương thành lập Ban chỉ đạo PCTHTL. Trong đó, thành viên ban là cán bộ lãnh đạo của UBND, các sở ban ngành liên quan. Điều phối viên (thư ký Ban chỉ đạo) phải là cán bộ thuộc đối tác chiến lược.
  3. Tăng cường năng lực và sự cam kết của địa phương: Thông qua các buổi gặp mặt, hội thảo hoặc tập huấn, Hội YTCC Việt Nam cùng các đối tác mạng lưới PCTHTL sẽ cung cấp thực trạng, các vấn đề nhức nhối tại địa phương và phương án giải quyết vấn đề. Qua đó tăng cường năng lực và sự cam kết của bộ máy tại địa phương cho chính sách PCTHTL.
  4. Tạo môi trường thuận lợi: Bằng kinh nghiệm vận động chính sách từ các vấn đề khác, Hội YTCC VIệt Nam sẽ cùng đối tác địa phương đệ trình các khuyến nghị chính sách PCTHTL để lãnh đạo địa phương ban hành các văn bản, giấy tờ pháp quy làm cơ sở để triển khai các hoạt động PCTHTL tại địa phương, hoặc đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị. Các văn bản có thể dưới dạng công văn, quyết định, chỉ thị hay kế hoạch.
  5. Tổ chức kiểm tra và giám sát hoạt động: Các địa phương can thiệp thành lập đoàn kiểm tra liên ngành hoặc tổ giám sát. Thành viên đoàn sẽ là thanh tra các sở, bao gồm Sở Công an hoặc các cán bộ khác có chức năng xử lý vi phạm theo quy định của nhà nước. Đoàn liên ngành sẽ họp và hoạt động dưới sự chỉ đạo của Trưởng ban chỉ đạo PCTHTL. Giám sát được triển khai thường xuyên hoặc đột xuất theo chiến dịch.
  6. Tăng cường truyền thông đa phương tiện: Thông tin về hoạt động và độ bao phủ của truyền thông với cộng đồng, các địa phương cần tận dụng tối đa các kênh truyền thông với nội dung đa dạng, phong phú, được thiết kế phù hợp với sự hỗ trợ của các chuyên gia truyền thông.
  7. Đánh giá hiệu quả chương trình: Nghiên cứu hoặc đánh giá nhanh sau can thiệp (2 năm hoặc hơn) được thực hiện để đánh giá hiệu quả của các chương trình PCTHTL tại địa phương. Các nội dung được đánh giá bao gồm nội dung can thiệp và kế hoạch can thiệp trong tương lai.
  8. Chia sẻ kinh nghiệm và kết quả hoạt động: Trong quá trình triển khai hoặc kết thúc dự án, các tổ chức chủ quản hoặc địa phương tổ chức các buổi hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm triển khai hoạt động PCTHTL tại địa phương với các đối tác và địa phương khác. Đồng thời phát hành các tài liệu, ấn phẩm khoa học và xây dựng các tài liệu vận động chính sách ở cấp cao hơn.