Trang chủ / Tin tức Sự kiện /

TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC CMAT TẠI ĐĂK LĂK Thứ Tư, 14/10/2020

TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC CMAT TẠI ĐĂK LĂK

Trong 4 ngày từ 02/10/2020 đến ngày 05/10/2020 tại Thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, VietMCI kết hợp với Hội Y tế Công cộng Việt Nam tổ chức khóa tập huấn nâng cao năng lực cho CMAT tại Đăk Lăk. Khóa tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho CMAT cũ và tập huấn các kỹ năng cho CMAT mới để thực hiện dự án. 

Buổi tập huấn có sự tham gia của rất nhiều chuyên gia trong ngành như Ths.BS. Hoàng Hải Phúc - PGĐ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đăk Lăk, TS. Nguyễn Hoài Hương - PGĐ trung tâm SCDI, CN. Lê Công Khang - giảng viên truyền thông trực tiếp giảng dạy.

Buổi tập huấn diễn ra với những nội dung chính sau: Hướng dẫn sử dụng phần mềm báo cáo và các quy định về tài chính của dự án, Kiến thức về bệnh sốt rét , Kỹ năng tiếp cận khách hàng và truyền thông tại cộng đồng, Kỹ năng truyền thông tại cộng đồng.

Đợt tuyển bổ sung công tác viên phòng chống sốt rét (CMAT) của Đăk Lăk đã kết thúc vào tháng 6/2020, tuy nhiên do ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 nên khóa tập huấn nâng cao năng lực đã lùi tổ chức vào 02-05/10/2020 tại thành phố Buôn Ma Thuột. Khóa tập huấn với sự tham gia của hơn 40 thành viên mới/cũ, chia thành 2 lớp đảm bảo thực hiện quy định về giãn cách của Chính phủ.

Trong 4 ngày làm việc, lớp tập huấn sẽ đều đi qua những nội dung khác nhau bao gồm kiến thức về sốt rét, năng lực truyền thông, các vấn đề về báo cáo giám sát số liệu và thủ tục tài chính án. Khóa tập huấn cũng là cơ hội để các CMAT cũ và mới làm quen với dự án, nâng cao kiến thức và kĩ năng cần thiết phục vụ các nhiệm vụ trong tương lai.

Tại phát biểu mở đầu khóa tập huấn của Phó Giám đốc trung tâm SCDI – Bà Nguyễn Hoài Hương đã khẳng định lại đây là dự án đầu tiên tại khu vực và Việt Nam sử dụng mô hình lấy cộng tác viên từ cộng đồng làm nòng cốt, cùng tham gia với hệ thống y tế công trong hỗ trợ giải quyết các vấn đề tại chính địa phương, cụ thể là vấn đề sốt rét. Bởi không ai khác chính cộng đồng sẽ là người hiểu rõ các vấn đề của cộng đồng mình nhất, hiểu được văn hóa, phong tục tập quán, cách giao tiếp,… để từ đó có cách tiếp cận hiệu quả nhất, truyền thông phù hợp nhất và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Dự án được thực hiện bởi Liên minh phòng chống rốt rét – VietMCI từ năm 2018, triển khai tại 4 tỉnh Gia Lai, Đăk Lak, Đak Nông và Bình Phước với gần 300 CMAT, tiếp cận đến 149 xã là những địa bàn có tình hình sốt rét nóng trên cả nước. Thành công của dự án sẽ đóng góp chung trong mục tiêu quốc gia về Phòng chống và loại trừ sốt rét đến 2025, tiến tới Loại trừ Sốt rét vào năm 2030.