Bài vừa đăng
Không có dữ liệu
Dịch tễ học Covid-19 trong quá khứ

Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ buôn bán hải sản Hoa Nam

Dịch tễ học Covid-19 trong quá khứ

 

Hình 1: Minh họa cắt ngang của virus SARS-CoV-2 cho thấy các thành phần bên trong1

 

1. Dòng thời gian

Cuối năm 2019 - Đầu năm 2020

Tháng 12 năm 2019, Vũ Hán, Trung Quốc, là nguồn đầu tiên của đại dịch COVID-19.2 Cả khu chợ cá và động vật tại đây bị đóng cửa khi các trường hợp nhiễm viêm phổi xuất hiện. Ngày 9 tháng 1 năm 2020, WHO xác nhận rằng một loại coronavirus mới được phân lập từ một người nhập viện. Ngày 11 tháng 1 trường hợp tử vong đầu tiên do virus xảy ra. Trong tháng 1, các trường hợp xuất hiện ở nhiều địa điểm khác nhau, bao gồm Thái Lan và các quốc gia châu Âu.3 Trước tình trạng này các quốc gia áp đặt biện phá pngăn chặn, như đóng cửa biên giới và hạn chế du lịch từ Trung Quốc. Ngày 30 tháng 1, WHO tuyên bố đây là trường hợp khẩn cấp y tế công cộng quốc tế. Ngày 11 tháng 03, WHO đã tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) là một đại dịch toàn cầu.4

Từ cuối năm 2020 đến nay

Từ cuối năm 2020 đến nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã chấp thuận và khởi động chiến dịch tiêm chủng với nhiều loại vaccine khác nhau để kiểm soát đại dịch COVID-19. Tháng 12 năm 2020, Liên bang Hoa Kỳ đã chấp thuận và khởi động chiến dịch tiêm chủng với vaccine đầu tiên do Pfizer-BioNTech phát triển. Chỉ sau đó vài ngày, vào ngày 14 tháng 12, Canada cũng bắt đầu chiến dịch tiêm chủng sử dụng vaccine của Pfizer-BioNTech. Tiếp theo, vào ngày 27 tháng 12 cùng năm, Liên minh châu Âu đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng với cùng loại vaccine này. Ngoài ra, không chỉ giới hạn ở vaccine của Pfizer-BioNTech, mà còn có sự phê duyệt và triển khai nhiều loại vaccine khác như Moderna, AstraZeneca, và Sinovac.5 Các quốc gia trên khắp thế giới tích cực phát triển và triển khai chiến lược tiêm chủng hàng loạt, trước các sự nỗ lực số ca nhiễm và tử vong giảm đáng kể.

 

2. Nguồn gốc của virus Sar-CoV-2

Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ buôn bán hải sản Hoa Nam.2

3. Cách lây truyền

Bệnh được xác định là lây truyền từ người sang người qua các giọt dịch hô hấp của cơ thể khi mà người có mầm bệnh hắt hơi, ho hoặc thở ra. Bệnh còn lây lan đường gián tiếp khi bàn tay người lành tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm virus như bao cao su, băng vệ sinh... đặc biệt là các đồ vật có dính dịch mũi họng của người bị COVID-19 sau đó đưa tay vào mắt, mũi, miệng và gây nhiễm bệnh.6

4. Thời gian ủ bệnh

Một người nhiễm bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 14 ngày, trung bình là 5-6 ngày, trong thời gian đó nó vẫn có thể truyền nhiễm.7

5. Triệu chứng:

Các triệu chứng được báo cáo là phụ thuộc vào loại virus, nhưng các dấu hiệu phổ biến bao gồm các triệu chứng về hô hấp, sốt, ho và khó thở. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng có thể gây viêm phổi, hội chứng hô hấp cấp tính nặng, suy thận và thậm chí tử vong.8

Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), 25% số người bệnh có thể không có triệu chứng gì hoặc triệu chứng không rõ ràng.9

6. Nhóm Nguy Cơ Cao:7

Những người từ 60 tuổi trở lên và những người mắc các bệnh lý tiềm ẩn như huyết áp cao, tiểu đường, các vấn đề sức khỏe mãn tính khác (ví dụ: những vấn đề ảnh hưởng đến tim, phổi, thận và não), chức năng miễn dịch thấp / ức chế miễn dịch (bao gồm cả HIV), béo phì, ung thư và những người không được tiêm chủng có nguy cơ mắc bệnh nặng cao nhất.

Tuy nhiên, bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh COVID-19 và bị bệnh nặng hoặc tử vong.

7. Sự Lan Truyền Toàn Cầu:

Tháng 1/2020: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo cơ quan y tế Trung Quốc đã xác định được nguyên nhân bùng phát dịch viêm phổi là một loại virus corona mới là D614G.10 Sau đó, virus này đã lan sang các tỉnh khác của Trung Quốc đại lục và các quốc gia khác, bao gồm Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Pháp, Hoa Kỳ và Việt Nam.11,12

Tính đến ngày 11/03/2020: toàn thế giới đã có 118.319 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, 4.292 người tử vong. Các ca bệnh bên ngoài Trung Quốc đã có mặt ở 113 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trước bối cảnh đó, WHO đã tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) là một đại dịch toàn cầu.13 Đầu tháng 4/2020: Số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt mốc 1 triệu ca. WHO báo cáo bằng chứng cho thấy người nhiễm SARS-CoV-2 có thể lây truyền virus cho người khác ngay cả khi chưa có biểu hiện bệnh.14

8. Biến Thể Virus:

Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2020, xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ở Anh, Nam Phi, Brazil, và Ấn Độ. WHO xếp chúng vào nhóm Biến thể đáng quan ngại (Alpha, Beta, Gamma, Delta) do có khả năng lây lan nhanh hơn và có ảnh hưởng đến hiệu quả của các biện pháp kiểm soát.15,16 Biến thể Delta đã thổi bùng làn sóng dịch với số ca tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu vượt mốc 4 triệu ca. Delta trở thành biến thể trội trên toàn thế giới.17

Tháng 11/2021: Một biến thể SARS-CoV-2 mới được phát hiện ở miền Nam châu Phi, lập tức được xếp vào nhóm Biến thể đáng quan ngại và được đặt tên là Omicron. Trong năm 2022, liên tục xuất hiện các dòng phụ phát sinh từ Omicron, gây ra những làn sóng mắc mới như BA.4, BA.5, BA.2.75,…18

 

 Ban truyền thông VPHA

 

 

 Tài liệu tham khảo:

  1. Scientific Annimations. Coronavirus Symptoms and Prevention Explained Through Medical Animation. https://www.scientificanimations.com/coronavirus-symptoms-and-prevention-explained-through-medical-animation/
  2. Cục Y tế Dự phòng. Tình hình và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng coronavirus mới tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. https://vncdc.gov.vn/tinh-hinh-va-cac-bien-phap-phong-chong-dich-benh-viem-phoi-cap-do-chung-coronavirus-moi-tai-thanh-pho-vu-han-tinh-ho-bac-trung-quoc-nd15004.html
  3. WHO. Novel Coronavirus (2019-nCov): Situation Report – 5. https://www.who.int/docs/default-source/coronaviruse/situation-reports/20200125-sitrep-5-2019-ncov.pdf?sfvrsn=429b143d_8
  4. Bộ Y tế. WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/who-tuyen-bo-covid-19-la-ai-dich-toan-cau
  5. Centers for Disease Control and Prevention. Overview of COVID-19 Vaccines. Overview of COVID-19 Vaccines | CDC
  6. Centers for Disease Control and Prevention. Covid-19.  https://web.archive.org/web/20210324224953/https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/prevent-getting-sick/how-covid-spreads.html
  7. WHO. Coronavirus disease (COVID-19). https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/question-and-answers-hub/q-a-detail/coronavirus-disease-covid-19
  8. WHO. Q$A on coronaviruses. https://web.archive.org/web/20200120174649/https://www.who.int/news-room/q-a-detail/q-a-coronaviruses
  9. Đài truyền hình Việt Nam. 25% ca mắc COVID-19 không triệu chứng. https://vtv.vn/suc-khoe/25-ca-mac-covid-19-khong-trieu-chung-20200403021531109.htm
  10. Bộ Y tế. SARS-COV-2 đột biến tạo biến thể ra sao? https://covid19.gov.vn/sars-cov-2-dot-bien-tao-bien-the-ra-sao-1717355235.htm
  11. Cục Y tế Dự phòng. Hai trường hợp bước đầu được xác định nhiễm chủng vi rút Corona mới nCoV tại Việt Nam (Ngày 24 tháng 01 năm 2020). https://vncdc.gov.vn/hai-truong-hop-buoc-dau-duoc-xac-dinh-nhiem-chung-vi-rut-corona-moi-ncov-tai-viet-nam-ngay-24-thang-01-nam-2020-nd15025.html
  12. European Centre for Disease Prevention and Control. Novel coronavirus: three cases reported in France. https://www.ecdc.europa.eu/en/news-events/novel-coronavirus-three-cases-reported-france
  13. WHO. Coronavirus disease 2019 (COVID-19): Situation Report – 51. https://www.who.int/docs/default-source/coronaviruse/situation-reports/20200311-sitrep-51-covid-19.pdf?sfvrsn=1ba62e57_10
  14. WHO. Coronavirus disease 2019 (COVID-19): Situation Report – 75. https://www.who.int/docs/default-source/coronaviruse/situation-reports/20200404-sitrep-75-covid-19.pdf?sfvrsn=99251b2b_4
  15. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. 5 BIẾN THỂ COVID 19 PHỔ BIẾN: BIẾN CHỦNG NÀO NGUY HIỂM NHẤT? https://tamanhhospital.vn/bien-the-covid-19/
  16. National Department Of Health. Update on Covid-19 (18th December 2020). https://sacoronavirus.co.za/2020/12/18/update-on-covid-19-18th-december-2020/
  17. Đài truyền hình Việt Nam. Số ca tử vong do COVID-19 tăng mạnh ở Campuchia và Thái Lan, biến thể Delta lây lan nghiêm trọng trên thế giới. https://vtv.vn/the-gioi/so-ca-tu-vong-do-covid-19-tang-manh-o-campuchia-va-thai-lan-bien-the-delta-lay-lan-nghiem-trong-tren-the-gioi-20210703162209007.htm
  18. WHO. Classification of Omicron (B.1.1.529): SARS-CoV-2 Variant of Concern. https://www.who.int/news/item/26-11-2021-classification-of-omicron-(b.1.1.529)-sars-cov-2-variant-of-concern 
0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận