Bài phát biểu khai mạc của Tổng giám đốc WHO tại Hội nghị Bộ trưởng Y tế G20
Thưa ngài bộ trưởng Speranza,
Thưa các ngài bộ trưởng, các quý vị đồng nghiệp,
Trong cuộc họp trực tuyến ở Riyahd vào năm ngoái, tất cả chúng ta đều hi vọng rằng đến nay đại dịch sẽ được kiểm soát.
Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn trái ngược, đến nay nhiều quốc gia vẫn đối mặt với sự gia tăng số ca mắc và tử vong mặc cho sự thật là 5 tỉ liều vắc xin đã được sử dụng trên toàn thế giới.
Nhưng trong số 5 tỉ liều, có đến 75% được phân phối và sử dụng trên 10 quốc gia trong khi tỉ lệ tiêm chủng ở Châu Phi chỉ là 2%. Điều này thật sự không thể chấp nhận được.
Mục tiêu quốc gia của WHO là hỗ trợ tất cả các quốc gia tiêm chủng ít nhất 10% dân số vào cuối tháng này, ít nhất 40% vào cuối năm nay và 70% dân số thế giới vào giữa năm sau.
Chúng ta vẫn có thể đạt được các mục tiêu này nhưng chỉ khi có sự cam kết và hỗ trợ của các nước G20.
Là nhà sản xuất, tiêu dùng và tài trợ cho vắc xin COVID-19, các bạn đang nắm giữ chìa khoá để đạt được công bằng vắc xin và chấm dứt đại dịch.
Chúng ta không bao giờ được phép để một đại dịch ở quy mô này xảy ra nữa.
Và chúng ta cũng không thể cho phép một sự bất công như này xảy ra lần nữa.
Như mọi người đã biết, có rất nhiều báo cáo và đánh giá về phản ứng toàn cầu với đại dịch bao gồm cả báo cáo của Ban Hội thẩm cấp cao G20
Cho dù cơ cấu, cơ chế là gì, WHO tin rằng tất cả đều cần dựa trên những nguyên tắc cốt lõi sau:
Tất cả các quốc gia đều được tham gia và có quyền sở hữu;
Cần phải đa ngành và có sự tham gia của tất cả các đối tác Một sức khoẻ;
Cần được liên kết và phù hợp với hiến định của WHO thay vì tạo ra những cơ cấu song song;
Cần đảm bảo tuân thủ các quy định quốc tế và các hiệp ước quốc tế khác;
Cần phải rõ ràng và minh bạch.
Nhằm phản ánh những nguyên tắc này, chúng ta có bốn lĩnh vực quan trọng để hành động.
Thứ nhất, cơ cấu quản trị toàn cầu tốt hơn.
Có một số đề xuất về cơ cấu quản trị mới. Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ sự can thiệp chính trị cấp cao với sự chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Điều quan trọng là bất kỳ cơ chế mới nào cũng phải bao trùm, công bằng và có trách nhiệm.
Chúng tôi tin rằng một hiệp ước quốc tế về chuẩn bị và ứng phó với đại dịch sẽ củng cố nền tảng cho hợp tác toàn cầu, thiết lập luật chơi và tăng cường đoàn kết giữa các quốc gia.
Phương pháp tiếp cận mọi quốc gia vì chính lợi ích của họ lần này đã không hiệu quả và sẽ không có tác dụng trong tương lai.
Thứ hai, ngày càng có nhiều nguồn tài chính hơn cho sự chuẩn bị và ứng phó của quốc gia và toàn cầu.
Điều quan trọng là, bất kỳ cơ sở tài chính nào cũng phải được xây dựng bằng cách sử dụng các tổ chức tài chính hiện có, thay vì tạo ra các cơ sở mới làm phân mảnh thêm hệ thống y tế toàn cầu.
Thứ ba, các hệ thống và công cụ tốt hơn, trên toàn bộ Một sức khoẻ.
WHO đã thực hiện các bước để bắt đầu xây dựng một số công cụ.
Như mọi người đã biết, cùng với Thủ tướng Merkel, tôi đã vinh dự mở Trung tâm Thông tin về Đại dịch và Dịch bệnh của WHO ở Berlin vào tuần trước, và một số sáng kiến khác đang được phát triển.
Và thứ tư, một WHO được củng cố, trao quyền và tài trợ bền vững ở trung tâm của hệ thống y tế toàn cầu, để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ hiến định rộng rãi của Tổ chức.
Với 194 quốc gia thành viên và 152 văn phòng quốc gia, WHO có phạm vi và tính hợp pháp toàn cầu duy nhất.
Nhưng trong vài thập kỷ gần đây, nó đã bị suy yếu dần do sự mất cân bằng giữa các khoản đóng góp được đánh giá và đóng góp tự nguyện, đã bóp méo ngân sách hoạt động của chúng tôi và hạn chế khả năng của chúng tôi để thực hiện những gì mà các Quốc gia Thành viên mong đợi.
Việc giảm thiểu sự mất cân bằng này là rất quan trọng nếu WHO muốn trở thành một tổ chức độc lập và có thẩm quyền mà thế giới cần.
Thưa các đồng nghiệp và bạn bè thân mến,
Tôi đặt ra cho các bạn ba yêu cầu cụ thể.
Thứ nhất, hỗ trợ việc đạt được các mục tiêu tiêm chủng toàn cầu của WHO, bằng cách nhường cho COVAX nhận các lô vắc xin trong thời gian gần trước, thực hiện cam kết chia sẻ vắc xin muộn nhất vào cuối tháng này và tạo điều kiện chia sẻ công nghệ, bí quyết và tài sản trí tuệ để hỗ trợ sản xuất vắc xin trong khu vực.
Thứ hai, hỗ trợ xây dựng và thông qua một thỏa thuận quốc tế ràng buộc pháp lý về chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, như một cam kết đối với các thế hệ tương lai.
Và thứ ba, củng cố WHO bằng cách hỗ trợ các sáng kiến củng cố chứ không làm suy yếu nhiệm vụ của tổ chức này và bằng cách cam kết đảo ngược lịch sử sự mất cân bằng hiện tại giữa đóng góp được đánh giá và đóng góp tự nguyện.
Cuối cùng, tôi đồng ý với Ngài Bộ trưởng Speranza: carpe diem!
Cảm ơn tất cả các bạn một lần nữa, và tôi mong đợi cuộc thảo luận của chúng ta.
Grazie Mille.
Nguồn: WHO Director-General's opening remarks at G20 Health Ministers Meeting - 5 September 2021