Hơn nửa tỷ người bị đẩy vào cảnh nghèo đói cùng cực do chi phí chăm sóc sức khỏe

DUBAI / GENEVA / WASHINGTON DC - ngày 12 tháng 12 năm 2021 - Các bằng chứng mới do Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới tổng hợp cho thấy đại dịch COVID-19 có khả năng kéo lùi 20 năm tiến trình Bao phủ y tế toàn dân. Các tổ chức này cũng cho biết rằng hơn nửa tỷ người đang bị đẩy vào cảnh nghèo cùng cực vì họ phải tự chi trả cho các dịch vụ y tế.

Đại dịch COVID-19 làm gián đoạn các dịch vụ y tế trên toàn thế giới

 

DUBAI / GENEVA / WASHINGTON DC - ngày 12 tháng 12 năm 2021 - Các bằng chứng mới do Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới tổng hợp cho thấy đại dịch COVID-19 có khả năng kéo lùi 20 năm tiến trình Bao phủ y tế toàn dân. Các tổ chức này cũng cho biết rằng hơn nửa tỷ người đang bị đẩy vào cảnh nghèo cùng cực vì họ phải tự chi trả cho các dịch vụ y tế.

 

Các phát hiện trong hai báo cáo bổ sung, được đưa ra vào Bao phủ y tế Toàn dân, nêu bật các tác động tàn phá của COVID-19 với khả năng được tiếp cận và chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mọi người.

 

Năm 2020, đại dịch đã làm gián đoạn các dịch vụ y tế và khiến cho hệ thống y tế của các nước quá tải  khi phải vật lộn để đối phó với tác động của COVID-19. Kết quả là, lần đầu tiên sau 10 năm, tỷ lệ bao phủ tiêm chủng giảm mạnh và tỷ lệ tử vong do lao và sốt rét tăng lên.

 

Đại dịch cũng gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ những năm 1930, khiến cho người dân ngày càng khó khăn trong việc chi trả chi phí chăm sóc sức khoẻ. Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, nửa tỷ người đã bị đẩy vào cảnh nghèo cùng cực vì các khoản chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các tổ chức cho  rằng con số đó hiện đã cao hơn đáng kể.

 

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho biết: “Đã không còn thời gian để thong thả nữa. Các chính phủ phải ngay lập tức nối lại và tăng cường các nỗ lực để đảm bảo mọi công dân của họ có thể tiếp cận các dịch vụ y tế mà không cần lo ngại hậu quả tài chính. Điều này có nghĩa là cần tăng cường chi tiêu công cho y tế và hỗ trợ xã hội, đồng thời tăng cường tập trung vào các hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc thiết yếu gần nhà ”.

 

Ông nói thêm: “Trước đại dịch, nhiều quốc gia đã đạt được các bước tiến đáng kể. Nhưng như vậy chưa đủ mạnh. Lần này chúng ta phải xây dựng một hệ thống y tế đủ mạnh để chống chọi lại những cú sốc, chẳng hạn như đại dịch tiếp theo và đi đúng hướng để hướng tới bao phủ y tế toàn dân ”.

 

Các báo cáo mới của WHO/ Ngân hàng Thế giới cũng cảnh báo rằng khó khăn tài chính có thể trở nên gay gắt hơn khi nghèo đói gia tăng, thu nhập giảm đi và các chính phủ phải đối mặt với những ràng buộc chặt chẽ hơn về tài chính.

 

Juan Pablo Uribe - Giám đốc Toàn cầu về Y tế, Dinh dưỡng và Dân số tại Ngân hàng Thế giới cho biết: “Ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, có gần 1 tỷ người đã phải chi hơn 10% ngân sách hộ gia đình cho y tế. Điều này là không thể chấp nhận được, đặc biệt là khi những người nghèo nhất là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Với ngoản ngân sách hạn chế, các chính phủ sẽ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn để bảo vệ và tăng ngân sách y tế”.

 

Trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ này, nhiều chính phủ đã đạt được các tiến bộ trong việc bao phủ dịch vụ y tế. Vào năm 2019 (trước đại dịch), 68% dân số thế giới được hưởng các dịch vụ y tế thiết yếu như dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản trước, trong và sau sinh; dịch vụ tiêm chủng; điều trị các bệnh như HIV, lao và sốt rét; và các dịch vụ chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây nhiễm như ung thư, bệnh tim và tiểu đường.

 

Nhưng họ đã không đạt được những tiến bộ tương xứng trong việc đảm bảo khả năng chi trả cho các dịch vụ y tế. Kết quả là, các nhóm nghèo nhất và những người sống ở khu vực nông thôn ít có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và đối phó với hậu quả của việc chi trả nhất. Có tới 90% các hộ gia đình phải gánh chịu sự bần cùng hoá vì phải trả tiền cho các dịch vụ y tế đã đang là hộ nghèo hoặc dưới mức nghèo khổ - điều này nhấn mạnh sự cần thiết của việc miễn phí dịch vụ y tế cho người nghèo, ủng hộ các biện pháp này bằng các chính sách tài chính y tế cho phép những dự định tốt đẹp thành hiện thực trong thực tế.

 

Bên cạnh việc ưu tiên các dịch vụ cho các nhóm dân số nghèo và dễ bị tổn thương, được hỗ trợ thông qua các khoản chi tiêu công và các chính sách bảo vệ các cá nhân khỏi khó khăn về tài chính, điều cốt yếu là cải thiện việc thu thập, tính kịp thời và phân tách thông tin về việc tiếp cận dịch vụ y tế, phạm vi cung cấp dịch vụ, chi trả phí và tổng chi phí dịch vụ. Chỉ khi các quốc gia có một bức tranh toàn cảnh chính xác về cách thức mà hệ thống y tế của họ đang hoạt động, thì họ mới có thể đặt mục tiêu hành động một cách hiệu quả để cải thiện cách hệ thống y tế đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người.

 

Hai báo cáo mới này đồng thời đưa ra cả cảnh báo và hướng dẫn cho tất cả các quốc gia khi họ nỗ lực xây dựng trở lại mọi thứ tốt hơn từ sau đại dịch COVID-19 và đảm bảo cho người dân an toàn, khỏe mạnh và an toàn về tài chính.

 

Phản hồi của Nhóm Ngân hàng Thế giới đối với COVID-19

 

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, Nhóm Ngân hàng Thế giới đã triển khai hơn 157 tỷ USD để chống lại các tác động về sức khỏe, kinh tế và xã hội của đại dịch, đây là biện pháp ứng phó với khủng hoảng nhanh nhất và lớn nhất từng có trong lịch sử. Khoản ngân sách này đang giúp hơn 100 quốc gia tăng cường khả năng phòng chống đại dịch, bảo vệ người nghèo và các cơ hội việc làm, đồng thời khởi động quá trình phục hồi thân thiện với khí hậu. Ngân hàng cũng đang hỗ trợ hơn 60 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, hơn một nửa trong số đó là ở châu Phi, với việc mua và triển khai vắc-xin COVID-19, đồng thời sẵn sàng tài trợ 20 tỷ đô la cho mục đích này cho đến cuối Năm 2022.

Nguồn: WHO

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận